Việc ứng dụng Ozone trong ngành nuôi tôm ngày càng phổ biến

Nghề nuôi tôm là một trong những ngành trọng điểm trong nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam, thế nhưng  nghề nuôi tôm cũng đang gặp phải những thử thách khó khăn như ô nhiễm môi trường nước do nhiều nơi sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất tăng trưởng bừa bãi và đánh bắt không hợp lý. Bên cạnh đó việc tồn đọng các hóa chất hay các vật liệu của chiến tranh, cũng như sản xuất nông nghiệp đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhất là các nguồn nước nuôi trồng thủy sản, gây ra sự mất cân bằng sinh học hay không an toàn cho hệ thống nuôi trồng.

Xã hội ngày càng phát triển thì dịch bệnh ngày càng gia tăng, dẫn đến việc chăn nuôi ngày càng khó khăn. Chính vì thế cần phải có những giải pháp tối ưu, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để đảm bảo chất lượng nguồn sống cho thủy hải sản phát triển. Một trong những giải pháp được sử dụng nhiều trên thế giới và đã phát triển ở Việt Nam đó là sử dụng công nghệ Ozone để xử lý nước nuôi trồng, cung cấp nguồn nước sạch và cải thiện môi trường nuôi trồng. Bài viết này INCA VN sẽ chia sẽ với các bạn giải pháp ứng dụng máy ozone trong Nghề nuôi tôm.

Vì sao nên sử dụng máy ozone trong chăn nuôi tôm


Nuôi tôm là ngành mang lại nhiều lợi nhuận cao cho người nông dân, tuy nhiên nếu không đúng phương pháp cũng mang nhiều rủi ro. Trên thực tế việc sai kỹ thuật nuôi hoặc ô nhiễm môi trường nuôi thường do các chất thải như: nguồn nước nuôi ô nhiễm, đất ao bị sói mòn, phân tôm, thức ăn dư thừa, sác chết của các sinh vật, … các chất thải lắng tụ từ đó sinh ra các khí có tính độc cao trong nuôi tôm như NH3 và H2S, ngoài ra nó còn sinh ra khí độc còn phát sinh ra các vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi khiến tôm không lớn, không đạt năng xuất thậm chí có thể xảy ra việc chết hàng loạt gây thiệt hại về tiền của người chăn nuôi.

Lợi ích khi sử dụng máy Ozone trong chăn nuôi tôm


– Máy ozone tạo ra khí ozone (Máy Ozone công nghiệp) có khả năng oxy hóa cực mạnh, có tốc độ diệt khuẩn cao gấp 3000 lần so với Clo, Ozone còn có khả năng khử trùng cao và xử lý cả vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc và các bào tử… Bên cạnh đó ozone có tính chất liên kết không bền, sẽ phân hủy rất nhanh trong không khí và nước nên sử dụng cho tôm cá rất ít bị ảnh hưởng, sau khi tác dụng xong Ozone còn tạo ra oxy thúc đẩy sự phát triển của tôm cá. Khí Ozone thường được dùng trong nuôi trồng thủy sản với những công dụng chính như:

  • Tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ virus gây bệnh, khử màu các chất vô cơ và hữu cơ;
  • Khử mùi hóa chất có trong nước, mùi chất hữu cơ lên men hôi thối, mùi tanh của động vật thủy sản;
  • Sát khuẩn; tiêu độc; làm sạch; điều chỉnh độ pH;
  • Hạn chế thay nước, giúp tránh rủi ro do mầm bệnh từ ngoài đưa vào;
  • Giúp giảm lượng khí NH3, H2S dưới đáy ao và gia tăng lượng khí ôxy hòa tan;
  • Giúp giảm thiểu sử dụng hóa chất hay các chế phẩm khác.

Ứng dụng máy ozone trong sản xuất tôm giống

Máy ozone tạo ra khí ozone tính chất oxy hóa mạnh vì vậy có khả năng diệt khuẩn, oxy hóa kim loại nặng và các hợp chất độc hại vì vậy được sử dụng thay thế Clo để xử lý nước nuôi tôm giống. Bên cạnh đó sử dụng O3 xử lý nước có thể thay thế hóa chất, kháng sinh, hạn chế dịch bệnh, chất lượng nước được cải thiện rõ rệt, ấu trùng tôm cá phát triển nhanh, đồng đều, nâng cao chất lượng con giống.

Máy Ozone công nghiệp còn được ứng trong chăn nuôi tôm giống bằng cách sử dụng máy ozone trong hệ thống tuần hoàn nước nuôi trồng với mục đích khử trùng nước và duy trì chất lượng nước nhờ khả năng ôxy hóa các chất thải của tôm và thức ăn dư thừa trong bể ương đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và mầm bệnh.

Ngoài việc khử trùng nước, ozone cũng được dùng để khử trùng không gian trong trại nuôi giúp hạn chế lây lan vi khuẩn gây bệnh trong không khí và trên bề mặt bể ương nuôi.

Ứng dụng ozone trong nuôi tôm giống


Trong nuôi tôm giống O3 có chức năng xử lý nước giúp hạn chế dịch bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Theo thử nghiệm tại các trại giống của Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ cho thấy sử dụng O3 để xử lý các bệnh trên tôm bố mẹ như ký sinh trùng, mòn đuôi, hoại tử, đen mang hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng hóa chất (formaline…). Tôm mẹ nuôi vỗ có xử lý ozone cũng có hiệu quả cao hơn so với nuôi thông thường

Ứng dụng ozone trong nuôi tôm thương phẩm

Đối với nuôi tôm thương phẩm, ozone giúp phân hủy các độc tố trong nước như NH3, H2S và hạn chế tối đa việc thay nước và tăng lượng oxy trong nước giúp tôm phát triển. Để ứng dụng ozone người ta đưa khí ozone vào đường hút khí của máy thổi khí nhằm tạo ra bọt khí O3 nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc và thời gian lơ lửng trong nước giúp sát trùng được hiệu quả. Một máy ozone 10 g/giờ được thiết kế để sục cho hồ nuôi từ 500m2 đến 1000m2 nước ao nuôi tôm công nghiệp.

Hiện máy ozone công nghiệp đang dần trở thành thiết bị không thể thiếu được của bà con nông dân. Tùy theo diện tích nuôi, môi trường cần xử lý, mật độ vật nuôi mà có loại máy xử lý phù hợp. Nếu bạn đang cần hỗ trợ tư vấn về loại máy ozone công nghiệp phù hợp trong chăn nuôi tôm của gia đình mình thì hãy liên hệ với INCA VN theo số Hotline 0779 080 885 để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình và chu đáo nhất.