-17%
Giá gốc là: 3,388,000 ₫.2,823,000 ₫Giá hiện tại là: 2,823,000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 6,264,000 ₫.5,220,000 ₫Giá hiện tại là: 5,220,000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 8,181,000 ₫.6,817,000 ₫Giá hiện tại là: 6,817,000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 8,926,000 ₫.7,438,000 ₫Giá hiện tại là: 7,438,000 ₫.
-11%
Giá gốc là: 8,999,000 ₫.7,999,000 ₫Giá hiện tại là: 7,999,000 ₫.
-13%
Giá gốc là: 10,000,000 ₫.8,688,000 ₫Giá hiện tại là: 8,688,000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 14,145,000 ₫.11,787,500 ₫Giá hiện tại là: 11,787,500 ₫.
-4%
Giá gốc là: 24,000,000 ₫.22,999,000 ₫Giá hiện tại là: 22,999,000 ₫.
Tiệt trùng thiết bị là một yếu tố quan trọng của các cơ sở y tế vì sự tiếp xúc của các dụng cụ phẫu thuật, ống tiêm và băng với dịch cơ thể, máu con người dẫn đến nhiều nguy cơ lây nhiễm. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, cũng như cán bộ y tế, việc vệ sinh thiết bị y tế là điều rất quan trọng. Và máy rửa dụng cụ y tế là công cụ để các bệnh viện, phòng khám nha khoa thực hiện điều đó.
I/ Lợi ích của việc dùng máy rửa dụng cụ y tế
Với các thủ thuật trong y tế, sự tiếp xúc giữa màng nhầy hoặc mô của bệnh nhân và dụng cụ phẫu thuật hoặc thiết bị y tế làm tăng nguy cơ đáng kể sự xâm lấn của khuẩn gây bệnh giữa những người bệnh khác nhau hoặc từ môi trường vào cơ thể, có khả năng dẫn đến nhiễm trùng. Khi việc rửa dụng cụ y tế được thực hiện đúng cách, nguy cơ lây nhiễm chéo được giảm thiểu ở mức tối đa.Sử dụng máy rửa dụng cụ y tế mang đến các lợi ích sau:
- Loại bỏ mủ, máu, dịch cơ thể và bụi bẩn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân được sử dụng dụng cụ y tế trong lần tiếp theo.
- Làm giảm tạp chất sinh học - số lượng vi khuẩn không được khử trùng sống trên bề mặt.
- Ngăn ngừa sự ăn mòn của các công cụ đắt tiền hay các đồ vật có nhiều chi tiết nhỏ
- Loại bỏ nơi sinh sản cho những mầm bệnh còn tồn đọng
- Giảm thiểu thời gian và nhân công trong quy trình rửa dụng cụ y tế
- Sử dụng máy rửa dụng cụ y tế giúp giảm lượng hoá chất làm sạch được sử dụng
II/ Tiêu chí lựa chọn máy làm sạch thiết bị y tế
Xét về phương pháp rửa dụng y tế, có nhiều cách khác nhau như khử trùng bằng hơi nước, bằng hoá chất, khử trùng bằng nhiệt,… Với các loại máy rung rửa dụng cụ y tế hiện nay, trong cùng một thiết bị, nhiều phương pháp có thể được tích hợp để mang đến hiệu quả làm sạch cao nhất. Khi lựa chọn máy làm sạch thiết bị y tế, người mua cũng cần có tiêu chí nhất định để có được sản phẩm phù hợp.1. Chất liệu sản phẩm
Chất liệu là yếu tố không thể bỏ qua khi mua máy rửa dụng cụ y tế. Khách hàng có thể chọn loại máy làm bằng nhựa, hoặc kim loại nhưng xét về độ bền thì kim loại, đặc biệt là inox 304 vẫn có tính uy tín cao khi chúng thân thiện với môi trường và không bị han gỉ dưới tác động của thời tiết. Đặc biệt, trong các bệnh viện, phòng khám lớn, với một lượng dụng cụ y tế nhiều, máy rửa thiết bị y tế cần có công suất lớn, dung tích cao và chất liệu kim loại là lựa chọn hàng đầu, đáp ứng nhu cầu sử dụng.2. Tính năng, công nghệ và tiện ích đi kèm
Để đảm bảo hiệu quả rửa dụng cụ y tế, tính năng và công nghệ là yếu tố quyết định. Hai công nghệ làm sạch phổ biến được áp dụng rộng rãi trong các loại máy rửa dụng nội soi hiện nay bao gồm: tẩy sạch bằng áp lực nước và sóng siêu âm. Có sự khác biệt giữa 2 công nghệ này.- Máy rửa dụng cụ nội soi công nghệ rửa phun áp lực đa điểm: Phun áp lực đa điểm là việc tăng áp cho nguồn nước, tạo thành các áp lực lớn tại nhiều điểm khác nhau trên bề mặt dụng cụ cần làm sạch. Dưới tác dụng của nước, lực áp cao đánh bật các chất bẩn ra khỏi bề mặt đồ vật.
- Thiết bị rửa dụng cụ y tế công nghệ rửa dòng xoáy áp lực: Nước được vận chuyển theo dạng dòng xoáy nhưng vẫn được tăng áp để tạo thành áp lực lớn, đủ sức để loại bỏ chất bẩn
- Máy rửa dụng cụ y tế bằng sóng siêu âm: Khác với 2 công nghệ nêu trên, thiết bị sử dụng luồng sóng để tác động đến các phân tử nước khiến môi trường nước hình thành các bọt sóng nhỏ li ti, khi kích thước bọt khí đạt đến giới hạn nhất định, chúng vỡ tung và tạo thành nguồn năng lượng mạnh, đánh bật các vết bẩn trên bề mặt đồ dùng. Công nghệ này cũng được áp dụng trong các máy rửa dụng cụ thí nghiệm. máy rửa dụng cụ y tế bằng sóng siêu âm