Ưu điểm và nhược điểm của thiết bị lọc tĩnh điện công nghiệp

Công nghệ lọc tĩnh được được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý khói, bụi công nghiệp do lo ngại ngày càng tăng về tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu công nghiệp, khu đông dân cư. Dựa theo nguyên lý sử dụng vùng điện trường cao áp để ion hóa hạt, khói, phân tử khí trong khí thải, sau đó gom hạt ion bằng những tấm thu bằng lực hút giữa các điện tích trái dấu. Các hạt bụi, khói, dầu mỡ được thu thập bị loại bỏ khỏi tấm thu theo định kỳ bằng cách vệ sinh phin lọc tĩnh điện.

MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY LỌC TĨNH ĐIỆN

Hiệu quả công nghệ lọc tĩnh điện đã kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học trên thế giới, bằng thực tế triển khai công nghệ này trong hệ thống xử lý khí thải công nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta luôn biết rằng, bất kỳ công nghệ nào luôn tồn tại mặt trái, tức tồn tại song song giữa các ưu điểm là nhược điểm. Ở bài phân tích này, chúng ta tìm hiểu qua về những lợi thế và bất lợi khi sử dụng thiết bị lọc tĩnh điện công nghiệp trong xử lý khí thải & xử lý khói bếp công nghiệp.

Ưu điểm của thiết bị lọc bụi tĩnh điện

 

Ứng dụng công nghệ lọc tĩnh điện xử lý khí thải bếp công nghiệp tại NHÀ HÀNG QUÊ NHÀ – THẢO ĐIỀN

Hiệu quả cao trong việc loại bỏ hạt / chất ô nhiễm

Hiệu quả của thiết bị lọc tĩnh điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điện trở suất của các hạt, hiệu xuất ion hóa, v.v … Trên thực tế, công nghệ lọc tĩnh điện có hiệu suất cao, loại bỏ 99% các hạt bụi, khử hoàn toàn khói, tách lọc dầu khí thải bếp công nghiệp. Phin lọc tĩnh điện có thể thu thập 99 – 100% các hạt có kích thước ∼0.05 – 5μm.

Loại bỏ chất ô nhiễm khô cũng như ướt

Dựa theo tính chất chất ô nhiễm, công nghệ lọc tĩnh điện phân làm 2 loại chính :

1/ Lọc tĩnh điện khô – Electrostatic Precipitation
Thu thập các chất ô nhiễm khô như tro, hạt xi măng, bụi mịn, có thể lọc các hạt dầu mỡ, khói nhưng không xử lý được nếu có nước, hoặc khí thải có hơi ẩm quá cao.

2/ Lọc tĩnh điện ướt – Wet Electrostatic Precipitators
Chuyên xử lý khí thải có chứa hạt ướt như nhựa, dầu, sơn, nhựa đường, axit, khí thải có độ ẩm cao hoặc bất kỳ chất ô nhiễm nào không khô theo định nghĩa thông thường.

Chi phí vận hành thấp

Thiết bị lọc tĩnh điện có tuổi thọ lớn, sử dụng phin lọc chất liệu inox hoặc hợp kim nhôm có thể tái sử dụng sau khi vệ sinh & loại bỏ chất ô nhiễm bám trên bề mặt bằng phương pháp rửa thông thường. Về cơ bản, bộ lọc tĩnh điện giải pháp khả thi về mặt kinh tế khi hoạt động lâu dài.

Nhược điểm của lọc bụi tĩnh điện

Chi phí vốn cao

Giá một máy lọc tĩnh điện khá cao, thấp nhất trên 30 triệu, dòng công suất cao có thể tới vài trăm triệu cho một hệ thiết bị. Điều này khiến ứng dụng lọc tĩnh điện vào đời sống bị hạn chế mặc dù hiệu quả thực tế triển khai vượt mong đợi.

Yêu cầu không gian lắp đặt


Kích thước máy lọc tĩnh điện khá lớn, yêu cầu không gian lắp rộng, phù hợp. Kích thước phía trước mặt máy (khoảng thoáng phía trước) tối thiểu 1m đảm bảo việc bảo dưỡng vệ sinh phin lọc có thể diễn ra dễ dàng. Đây là một phần ảnh hưởng trực tiếp tới sự phổ biến đáng có của thiết bị lọc tĩnh điện công nghiệp. Lắp đặt lọc tĩnh điện cần có quy trình lưu ý nhất định, bạn có thể tham khảo hướng dẫn lắp đặt máy lọc tĩnh điện công nghiệp đúng cách.

Không linh hoạt & không thể nâng cấp

Hướng dẫn lắp đặt máy lọc tĩnh điện đúng cách

Thực tế lọc tĩnh điện gần như không thể nâng cấp, ví dụ lắp đặt hệ xử lý tối đa 2000m3/h ở điều kiện tiêu chuẩn, không thể nâng cấp máy trên 4000m3/h hoặc cao hơn. Trên thực tế có tể cải thiện chút ít, nhưng về cơ bản hiệu suất xử lý khí thải không tăng đáng kể. Vì vậy, việc tính toán công suất phù hợp rất quan trọng, không chỉ giúp hệ thống vận hành tốt, còn giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt công suất khi xử lý dẫn tới hiệu quả không đạt yêu cầu.

 

Ngoài ra, vị trí đặt máy lọc tĩnh điện cần tính toán phù hợp, việc di chuyển máy hạn chế, có nhiều bất lợi không chỉ bởi kích thước, trọng lượng máy rất lớn, mà vị trí ảnh hưởng quyết định một phần hiệu suất xử lý máy.

Không xử lý chất ô nhiễm dạng khí

Thiết bị lọc tĩnh điện có thể thu thập, lọc, loại bỏ chất ô nhiễm khô hoặc ướt, không hiệu quả cao với chất ô nhiễm dạng khí. Đây là nhược điểm lớn nhất của công nghệ lọc tĩnh điện. Vì vậy, trong hệ thống xử lý khí thải, đều có các thiết bị bổ trợ, hỗ trợ hoạt động máy như công nghệ lọc tách dầu siêu âm, công nghệ thấp rửa, tháp hấp thụ, công nghệ Ozone khử mùi,…

Kết luận

Sau khi đưa ra ưu nhược điểm công nghệ & thiết bị lọc tĩnh điện công nghiệp, vậy liệu có nên sử dụng một thiết bị ESP không ? Chi phí thực tế một hệ thống xử lý có bao gồm máy lọc tĩnh điện khá cao, nhưng vì hiệu quả thực sự tốt, cùng với quy định chặt chẽ khí thải nhà máy, cơ sở sản xuất, bếp công nghiệp,… ra môi trường sẽ ngày càng chặt chẽ. Đảm bảo một nhà xưởng hoạt động được ổn định, tuân thủ quy chế khí thải là điều tất yếu. Do đó, các nhược điểm máy lọc tĩnh điện không phải rào cản khó khăn không thể vượt qua của các chủ doanh nghiệp. Việc sử dụng thiết bị máy lọc khói bụi tĩnh điện là điều cần thiết, giữ môi trường xanh sạch, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải công nghiệp theo quy định chung Nhà Nước, Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.