Đặc điểm & tính năng của Tủ khử trùng khử khuẩn UV & Ozone Dr.Clean 130W
Ánh sáng tia cực tím (UV) là một dạng bức xạ điện từ có nhiều năng lượng, trong đó Tủ khử khuẩn Dr.clean 130W sử dụng tia UV-C (253.7nm). Các tia cực tím thuộc dải UV-C năng lượng cao hơn có khả năng làm hỏng DNA và RNA thông qua các liên kết ngang của thymidine và nucleotide uracil, do đó, ngăn chặn sự sao chép của các vi khuẩn, làm cho vi sinh vật không thể sinh sản. Khử trùng bằng công nghệ UV trở thành phương pháp vệ sinh đơn giản đối với mặt nạ phòng độc, không sử dụng các hóa chất gây kích ứng lên da. Liều lượng tia UV cần thiết để làm bất hoạt 90% RNA virus ước tính khoảng 1,32 – 3,2 mJ/cm2.
Một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska (một trong số những trường Đại học nghiên cứu Top đầu của Mỹ) đã phát triển một phương thức khử trùng mặt nạ N95, đó là sử dụng đến 60 mJ/cm2 và hai bức xạ UV-C (bước sóng 254 nm), vượt quá liều khử trùng ước tính từ 2 – 5 mJ/cm2, các liểu khử trùng bằng tia cực tím này được theo dõi từ xa và sử dụng máy đo UV để đảm bảo khử trùng đúng cách.
Mặt khác, tại nhìu nhiều bệnh viện liên kết đại học và các phòng thí nghiệm học thuật cao hơn có quyền sử dụng các tủ an toàn sinh học BSC – thường được sử dụng trong nghiên cứu khử trùng thiết bị phòng thí nghiệm, thông qua ánh sáng tia cực tím UV-C, có thể sử dụng khử trùng mặt nạ N95 hoặc khử nhiễm các thiết bị phòng hộ cá nhân khác. Hiệu quả của tủ an toàn sinh học đã được ghi nhận khi khử nhiễm hoàn toàn virus cúm.
Trước tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra, kèm theo nhiều loại bệnh chưa được xác định thì các nhà nghiên cứu đã đo cường độ ánh sáng phát ra bởi một tủ an toàn sinh học tiêu chuẩn. Từ các phép đo này, họ ước tính thời gian khuyến nghị là 15 – 20 phút để làm bất hoạt các chất gây nhiễm virus SARS-CoV-2 tiềm năng, ước tính có thể giảm tới 75% gánh nặng bệnh viện do thiếu các thiết bị bảo vệ cá nhân thiết yếu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.